Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Bài dự thi "SỨ GIẢ NGÀY SÁCH" năm 2020

Bài dự thi "SỨ GIẢ NGÀY SÁCH" năm 2020
Người dự thi: Nguyễn Đức Đạt - Chi đoàn 10a7
Cuốn sách giới thiệu: “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai A.Ostrovsky

         “thế hệ chúng tôi bùng ngọn lửa chính mình
          soi sáng đường đi tới
         có những đêm mưa quất bốn bề
         giữa Tháp Mười không mái lá nương che
         nước đã giật phải đẩy xuồng băng trấp
         lúc ấy chân trời là lưng người đi trước
         vụt loé lên qua ánh chớp màn mưa”
                                       (Thanh Thảo)
    Những thanh niên sống lý tưởng, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc đã trở thành những hình ảnh cao đẹp nhất trong văn những tác phẩm nghệ thuật chân chính. Trong đó, chúng ta không thể không kể đến “Thép đã tôi thế đấy” của Nhicalai Axtoropxki.
    Cuốn sách nói về người chiến sĩ dũng cảm của đơn vị Kotovsky năm 1920 bị chấn thương cột sống – Pavel Korchagin. Cách mạng tháng mười Nga nổ ra vào năm 1917 và đó cũng là lúc Pa-ven tham gia vào Cách mạng, khi đó anh mới 13 tuổi. Ở lứa tuổi đó, Pa-ven có một mối tình trong sáng với Tonya, tiếc thay tình yêu vừa chớm nở thì đã lụi tàn Pa-ven rời xa Tonya đi theo tiếng gọi của trái tim lý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình cho Cách mạng. Một câu nói của Pa-ven làm tôi không thể quên được “Anh trước hết là người của Đảng, sau đó mới là người của em và những người thân khác”. Chàng thanh niên nước Nga đã gạt bỏ hết những tình cảm đằm thắm mà bấy lâu nay dành cho Tonya để đi theo tiếng gọi của tổ quốc. Anh đã say mê, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, hy sinh cá nhân của mình một cách nồng nhiệt lãng mạn, không bao giờ do dự, không hề tính toán, tất cả vì sự nghiệp giai cấp, vì hạnh phúc nhân dân NgaTừ nhân vật Pa-ven (cũng chính là hóa thân của tác giả), Ostrovsky đã tạo nên một con người Cách mạng mang tầm vóc cao cả. Người đã truyền chất thép cho muôn đời không chỉ ở văn học Nga mà còn cả thế giới. Ngưỡng mộ, khâm phục không thể diển tả hết được vẻ đẹp của người chiến sĩ quả cảm của thời đại. Nỗi đau khi chín phần mười cơ thể bị bệnh tật giày vò, tàn phá cũng không thể ngăn cản ông sáng tạo ra một kiệt tác để lại cho muôn đời. Đến tận bây giờ, tôi mới hiểu được cái tên “Thép đã tôi thế ấy” là như thế nào. Chất thép kiên cường đã được tôi luyện trong cả một thời bình lẫn chiến tranh.
    Cuốn tiểu thuyết “Thép đã tôi thế ấy” không chỉ nói lên tiếng lòng của riêng tôi mà còn nói lên tiếng lòng chung của cả thời đại của Pa-ven. Niềm tin, sức sống của nhà văn Nikolai A.Ostrovsky sẽ được truyền mãi cho những thế hệ sau. Xúc động trước hình tượng kiên cường, bất khuất của Pavel Korchagin, tôi tự nhủ lòng mình: tôi không được để cuộc sống hiện tại làm quên đi những chiến công lịch sử mà cha ông ta để lại. Tôi phải biết sống có trách nhiệm bằng những việc làm có ý nghĩa bởi “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người...”.

 

Nguyễn Đức Đạt - Chi đoàn 10a7