Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Bài dự thi "SỨ GIẢ NGÀY SÁCH" năm 2020

Bài dự thi "SỨ GIẢ NGÀY SÁCH" năm 2020
Người dự thi: Nguyễn Yến Chi - Chi đoàn 11C1
Cuốn sách giới thiệu: “Tuổi thơ dữ dội" - Phùng Quán

    Tôi vô tình chạm tay vào một cuốn sách. Sau đó nó liền trở thành định mệnh của cuộc đời tôi. Bất kể khi nào tôi nghĩ về những cuốn sách đã đi qua cuộc đời mình, nó lập tức xuất hiện, như cái cách mà người ta vẫn thường mơ về mối tình đầu, càng day dứt lại càng khó quên...
    Chắc hẳn ai ai trong mỗi chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần mơ về những điều xưa cũ, về một thời ngây ngô vụng dại, hay gọi một cách đơn giản bằng cụm từ “tuổi thơ dữ dội”. Tôi nghĩ bất cứ ai trên đời này cũng đều trải qua một tuổi thơ đẹp đẽ như vậy. Nhưng không, tuổi thơ của những nhân vật hiện lên qua từng trang sách thấm đẫm hiện thực của Phùng Quán lại mang một màu sắc khác biệt, một cảm xúc khó nói thành lời, một thứ gì đó rất lạ, và đau đáu…
    Tuổi thơ dữ dội - Cuốn sách đi cùng năm tháng…
“Tuổi thơ dữ dội” kể về những thiếu nhiên ở Huế trong kháng chiến chống Pháp. Có ba nhân vật chính quan trọng nhất là Mừng, Lượm, Quỳnh, Sơn Ca. Và thêm một nhân vật “phản diện” nữa là Kim – gián điệp. Các nhân vật chính xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mừng sinh ra trong một ngôi nhà rất nghèo, mẹ em đau ốm triền miên. Quỳnh may mắn hơn khi được sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng lại từ bỏ cuộc sống “vạch đích” ấy mà kiên quyết gắn bó với Việt Minh, một bước không rời. Ý chí và nhân cách cao đẹp này của em dã khiến bao thé hệ bạn đọc yêu mến, khâm phục. Các em nhỏ đã trải qua một giai đoạn tuổi thơ “dữ dội” với những tiếng bom đạn trong chiến tranh, tiếng khóc bi thương và những mất mát không gì có thể bù đắp. Thế nhưng hai tiếng “dữ dội” ấy lại không hề mang màu sắc bi quan. Nó gợi lên âm hưởng hào hùng, bi tráng của một bản anh hùng ca. Anh hùng ca cho những chiến sĩ nhỏ tuổi.
    Tôi đã từng khóc, khóc thấm ướt cả trang sách. Cảm nhận sự khó khăn của những năm tháng chiến tranh, trong tôi đã có cái gì đó rưng rưng chẳng nói lên lời. Chứng kiến cái chết của cậu bé Vịnh Sưa, tôi lặng người đi. Cậu đứng trên nóc nhà cao nhất, buộc mình vào cột thép thu lôi, xé quần mình làm cờ tín hiệu. Cậu đã cố báo tin về cho đồng đội để tiêu diệt căn cứ của địch, cậu bị bắn chết trên nóc lầu. Bức điện cậu gửi về đến câu: “Yêu cầu bắn” khiến tôi rợn người. Hay nói theo lời tác giả, đó như là mệnh lệnh được ngưng tụ lại qua mấy chục ngày đêm chiến đấu, để lúc này bất thần vang to lên như một tiếng sét rạch ngang qua bầu trời.
    Tuổi thơ dữ dội” được coi là thước phim quay chậm về những tháng ngày trường kì kháng chiến. Tác giả đã quay tất cả, dù đó chỉ một góc nhỏ trong cuộc chiến anh dũng đó. Gấp cuốn sách lại, bạn chắc chắn sẽ đau lòng, ngậm ngùi hơn khi mà, những tàn dư của chiến tranh vẫn tồn tại ngay chính trên đất nước Việt Nam của chúng ta. Chẳng có cách nào chối bỏ.. Tôi hi vọng, cuốn sách không chỉ đem lại cho những bạn trẻ như tôi ngày hôm này cái nhìn sâu sắc hơn về thế hệ cha anh, về những năm tháng đau thương của dân tộc mà giúp chúng tôi sống có trách nhiệm hơn, biết yêu thương nhiều hơn…

Nguyễn Yến Chi - Chi đoàn 11C1