Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 201-2019

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI

TRƯỜNG THPT SỐ 2 TP LÀO CAI
______

Số:30 /BC-THPTS2LC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________

Tp.Lào Cai, ngày 25  tháng 5  năm 2019

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Năm học 2018-2019

           

Căn cứ Kế hoạch số 35/KH-THPTS2LC ngày 10 tháng 9 năm 2018, về  tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019;

Thực hiện  Công văn 644/SGD&ĐT ngày 16 tháng 4 năm 2019  V/v tổ chức kiểm tra cuối năm và tổng kết năm học;  Trường THPT số 2 TP Lào Cai báo cáo tổn  kết năm học 2018-2019 với nội dung như sau:

 

Phần 1. Công tác triển khai văn bản và xây dựng kế hoạch:

           

1. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đã triển khai.

Số 432/BC-SGD&ĐT  ngày 28 tháng 8 năm 2018 về việc Hướng tổng kết , đánh giá kết quả thực hiện  nhiệm vụ năm học 2018-2019 cấp THPT;

Số 1267/SGD&ĐT-GDTrH  ngày 17 tháng 8 năm 2018 về việc giúp đỡ học sinh yếu và tổ chức ôn tập cho học sinh lớp cuối cấp  năm học 2018-2019;

Số1313/SGD&ĐT-KHTC  ngày 28 tháng 8 năm 2018 về việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2019;

Số 1314/SGD&ĐT-TTr  ngày 28 tháng 8 năm 2018 về việc  Hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra và tiếp xúc đối thoại trực tiếp với nhân dân đầu  năm học 2018-2019;

Số 1332/SGD&ĐT-GDTrH  ngày 29 tháng 8 năm 2018 về việc Hướng dẫn nhiệm vụ GDTH năm học 2018-2019;

Số 1319/SGD&ĐT-GDTrH  ngày 29 tháng 8 năm 2018 về việc dạy Tiếng anh  năm học 2018-2019;

Số 1318/SGD&ĐT-GDTrH  ngày 29 tháng 8 năm 2018 về việc tổ chức hoạt động NCKH  dành cho học sinh trung học năm học 2018-2019;

Số 1262/SGD&ĐT-GDTrH  ngày 16 tháng 8 năm 2018 về việc Hướng dẫn tổ chức dạy học ngoại ngữ năm học 2018-2019;

Số 1343/SGD&ĐT-GDTrH  ngày 30 tháng 8 năm 2018 về việc chỉ đạo thực hiện mô hình trường gắn với thực  tiễn trong trường THCS, trường  THPT  năm học 2018-2019;

Số 1335/SGD&ĐT-GDTrH  ngày 30 tháng 8 năm 2018 về việc Hướng dẫn nhiệm vụ GDQP-AN năm học 2018-2019;

Số 1266/SGD&ĐT-GDTrH  ngày 10 tháng 9 năm 2014 về việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường;

Số 1420/SGD&ĐT-TTr  ngày 16 tháng 9 năm 2016 về việc Hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ ;

Số 3696/BGD&ĐT  ngày 23 tháng 8 năm 2018 về việc Hướng dẫn nhiệm vụ GDQPAN năm học 2018-2019;

ChỈ thị Số 06-CT/UBND của Chủ tịch UBND Thành phố Lào Cai  ngày 10 tháng 9 năm 2018 về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 1018-2018;

Số 32/SGD&ĐT-GDTrH  ngày 23 tháng 2 năm 2018 về công tác phổ biến và giáo dục pháp luật năm  2018;

Số1352/SGD&ĐT-TCCB  ngày 31 tháng 8 năm 2018 về việc Hướng dẫn thực hiện công tác tổ chức cán bộ, xây dựng đội ngũ năm học 2018-2019;

Số1438/SGD&ĐT-VP  ngày 11 tháng 9 năm 2018 về việc Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm  năm học 2018-2019;

Công văn Số 1400/SGD&ĐT-GDTrH  ngày 6 tháng 8 năm 2018 về việc Hướng dẫn nhiệm vụ BDGV năm học 2018-2019;

Số1666/SGD&ĐT-GDTrH  ngày 28 tháng 9 năm 2017 về việc Thực hiện Quy chế chuyên môn từ  năm học 2017-2018;

Số1314/SGD&ĐT-TTr  ngày 28 tháng 8 năm 2018 về Công tác kiểm tra và đối thoại với nhân dân;

Kế hoạch số 88/KH-SGD&ĐT ngày 21/5/2018 về việc bồi dưỡng Cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học trong hè 2018 và năm học 2018-2019 của Sở GD&ĐT;Văn bản số 1400/SGD-GDTrH ngày 06/8/2018 v/v Triển khai các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong năm học 2018 – 2019;

Và các văn bản khác liên quan.

2. Công tác xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ.

a. Xây dựng kế hoạch:

Kế hoạch tổ chức, thực hiện nhiệm vụ năm học

Kế hoạch/chương trình giáo dục

Kế hoạch giáo dục lao động - hướng nghiệp và Kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp

Kế hoạch phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu, kém, chưa đạt yêu cầu và bồi dưỡng học sinh năng khiếu

Kế hoạch giáo dục an toàn giao thông và Kế hoạch bảo đảm an ninh-trật tự trường học

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và Kế hoạch bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viênKế hoạch thực hiện dân chủ và Kế hoạch cải cách hành chínhKế hoạch kiểm tra nội bộ trường họcKế hoạch quản lý, sử dụng tài sản, tài chính và KH thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phíKế hoạch chiến lược phát triển nhà trường (hoặc kế hoạch phát triển của cơ sở giáo dục)

Các Kế hoạch chỉ đạo cụ thể của bộ phận:

 Kế hoạch triển khai xây dựng trình giáo dục nhà trường, năm học 2018 – 2019: KH Số: 40 /KH-THPTLC2, ngày 19/9/2018.

Kế hoạch dạy tự chọn: KH Số: 30 /KH-THPTLC2, ngày 11/8/2018.

Kế hoạch phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu, kém, chưa đạt yêu cầu và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, năm học 2018-2019: KH số 31 /KH-THPTLC2 ngày 31 tháng 8  năm 2018.

Kế hoạch dạy thêm học thêm : KH số: 32 /KH-THPTLC2, Lào Cai, ngày 29 tháng 8  năm 2018. Hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép DTHT trong tháng 9 năm 2018.

 Kế hoạch kiểm tra, đánh giá chất lượng giữa kỳ, cuối kỳ, năm học 2018 – 2019 : KH Số: 32 /KH-THPTLC2, ngày 22/8/2018.   

Quyết định Số: 23/QĐ-THPTS2TPLC Lào Cai, ngày 15  tháng 8  năm 2018 thành lập Ban quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm, năm học 2018-2019.

Kế hoạch bồi dưỡng HSG, năm học 2018-2019: KH số 22 /KH-THPTLC2 ngày 26 tháng 7  năm 2018.

 Quyết định thành lập đội tuyển Học sinh giỏi các môn văn hoá  năm học 2018-2019 : QĐ Số: 21 /QĐ-THPTS2TPLC, Lào Cai, 01/ 8/2018.

Quyết định phân công giáo viên phụ trách các đội tuyển Học sinh giỏi, năm học 2018-2019: QĐ Số: 22 /QĐ-THPTS2TPLC, ngày 01/ 8/2018.

 Kế hoạch tổ chức hoạt động NCKH dành cho học sinh THPT, năm học 2018 – 2019: KH Số 31 /KH-THPTLC2, ngày 30/8/2018.   

Kế hoạch tổng kết năm học 2018-2019.

b. Phân công nhiệm vụ.( có Quyết định kèm theo).

 

Phần 2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm.

 

1. Thực hiện chương trình kế hoạch giáo dục.

1.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục.

Từ việc phân chia học sinh theo nguyện vọng thành các khối như trên Chương trình giáo dục nhà trường và chương trình dạy học bộ môn được xây dựng cụ thể đến từng khối, từng lớp; yêu cầu về số giờ, nội dung kiến thức cần đạt được cụ thể hóa trong kế hoạch dạy học của các tổ chuyên môn, các chủ đề dạy học, nội dung trải nghiệm sáng tạo, nội dung giảm tải chương trình sát thực tế, sát đối tượng nhằm định hướng nghề nghiệp, và trang bị cho các em học sinh những kiến thức phổ thông cần thiết đối với nghề nghiệp tương lai của các em.

       - Yêu cầu cụ thể về chương việc giảm tải đối với các không thi trong kỳ thi THPT QG và các lớp có học sinh chỉ thi bài thi KHTN hay dự thi bài thi KHXH.

       - Yêu cầu các tổ nhóm chuyên môn, nghiên cứu nội dung, chương trình của cả hai cấp học (THCS và THPT), đề xuất các nội dung kiến thức thay thế phù hợp với tình hình hiện tại, đảm bảo sự liên thông giữa các cấp học. Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Sở về  xây dựng các chủ chủ đề dạy học tự chọn, các chủ đề tích hợp liên môn, các hoạt động trải nghiệm, nội dung giáo dục địa phương .

 - Tổ chức Hội thảo xây dựng Chương trình giáo dục nhà trường có sự tham dự của Lãnh đạo phòng GDTrH, Lãnh đạo và các tổ trưởng chuyên môn của trường THPT số 4 TP Lào Cai; trường THCS&THPT nội trú huyện Bát Xát

1.2. Dạy học ngoại ngữ và tin học

            Thực hiện dạy chương trình Tiếng anh 7 năm , khối 11,12 mỗi khối có 1 lớp tiếng anh 10 năm thí điểm, khối 10 dạy Tiếng anh 10 năm. Chú trọng nâng cao dần chất lượng môn Tiếng anh, xây dựng môi trường  sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, đặc biệt lớp tiếng anh 10 năm; tăng cường các kỹ năng nhất là kỹ năng nghe- nói của học sinh; tích cực chuẩn bị các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất  để tiến tới  tăng dần lớp tiếng anh theo chương trình 10 năm. Cố gắng 100% các bài kiểm tra từ 1 tiết phải kiểm tra được cả 3 kỹ năng. Chú trọng bồi dưỡng giáo viên tiếng anh.

Tất cả HS được học Tin học, chú trọng khả năng ứng dụng CNTT trong học tập thi cử, tìm kiếm thông tin tài liệu.... Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức thông qua mạng  internet, định hướng cho học sinh tự tìm tài liệu, tự học. Phát động phong trào thi đua giải toán  và thi tiếng anh trên internet và các cuộc thi khác.

1.3. Ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp., TNST

Làm tốt công tác phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức trong tỉnh để tổ chức các sự kiện, các hoạt động lớn, điển hình là :

+ Phối hợp với Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai  thực hiện chương trình

 “Giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy” .

            + Phối hợp với Công ty viễn thông Mobifone tổ chức sự kiện “ Đánh thức khát vọng” với sự tham gia của 2 diễn giả: Nguyễn Sơn Lâm và nhạc sĩ Hà Chương. Buổi hoạt động đã thu hút được cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường tham gia, hưởng ứng và đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần, niềm tin cho thế hệ học sinh trong trường.

            + Phối hợp với Sở Truyền thông& Thông tin, Sở GD&ĐT tổ chức thành công “ Ngày sách Việt Nam” lần thứ 6 của tỉnh Lào Cai.

            Tham gia các Cuộc thi do ngành tổ chức:

            + Thi “ Hội thao quốc phòng an ninh” cấp tỉnh: nhà trường tổ chức Đoàn học sinh tham gia với 6 nội dung, kết quả: đạt 2 giải nhất cá nhân.

            + Thi “ Giai điệu tuổi hồng” cấp tỉnh, Đoàn học sinh trường tham gia 5 tiết mục văn nghệ, kết quả: 1 giải nhì, 1 giải ba.

            Các hoạt động trải nghiệm

            Trong năm học, tổ chức nhiều buổi hoạt động trải nghiệm trong trường và 9 buổi hoạt động trải nghiệm ngoài  nhà trường. Các buổi trải nghiệm đều thực hiện theo đúng kế hoạt và đạt được mục tiêu đề ra.

             Hoạt động các câu lạc bộ tự quản: Duy trì 9 câu lạc bộ tự quản, hoạt động có hiệu quả, có sự giao lưu của nhiều trường học trong toàn tỉnh. Điển hình là câu lạc bộ: Bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá, vẽ tranh…

            Ngoài ra, nhà trường tổ chứ được 12 buổi hoạt động theo chủ đề, các buổi hoạt động hướng tới giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của  nhà trường. Đặc biệt, năm học 2018-2019, Hội đồng kỷ luật của trường không phải tổ chức họp kỷ luật học sinh.

 

            Quyên góp gần một trăm triệu đồng ủng hộ xây dựng nông thôn mới ( Xã Tả Phời);  ủng hộ quỹ vì người nghèo,,,,,giúp đỡ khuyến học trường THCS Y tý-Bát xat; trường THCS Tả Phời,

1.4. Giáo dục quốc phòng.

- Giáo dục quốc phòng và an ninh.Thực hiện theo Thông tư số: 40/2012/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạ và TT58 của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá ; Công văn 1335/SGD&ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDQP&AN năm học 2018-2019.

. Yêu cầu cụ thể: Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học chính khóa, bắt buộc; Giáo dục quốc phòng - an ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh; có kiến  thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảng và công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh; có kỹ năng quân sự để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cơ sở vật chất đảm bảo tối thiểu, vũ khí bắn tập và trang thiết bị kèm theo phải thực hiện chế độ quản lý, bảo quản hàng ngày theo quy định quản lý vũ khí hiện hành.

1.5. Giáo dục hòa nhập.

Căn cứ thực hiện: TT số 42/2013/TTLT-BGD&ĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 về quy định chính sách cho người khuyết tật; TT số 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 về quy định giáo dục với người khuyết tật

1/ Số lượng học sinh khuyết tật  đang học hòa nhập tai nhà trường

  03 học sinh: trong đó 01 học sinh lớp 12, 02 học sinh lớp 11. Các em đều có giấy chứng nhận khuyết tật mức độ nhẹ

2/Nội dung, phương pháp  dạy học

- Thực hiện nội dung dạy học theo chương trình và sách giáo khoa chung do Bộ GD&ĐT qui định. Giáo dục học sinh biết ứng xử với bạn bè, gia đình, hoà đồng với bạn bè, biết tự chăm sóc bản thân, tham gia các hoạt động khác ở mức đơn giản.

- Chỉ đạo thực hiện chương trình môn học một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của học sinh theo Thông tư số 58/2011/BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

            - Khảo sát khả năng, nhu cầu của HSKT để giảm nhẹ yêu cầu học cho học sinh.

- Tạo nhóm học sinh thân thiện để giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong học tập và các hoạt động khác.

3/ Hồ sơ lưu trữ

·        Mỗi học sinh đều có một bộ hồ sơ theo quy định, có kế hoạch rà soát, kiểm

tra theo tháng

1.6. Dạy nghề và giáo dục địa phương

- Dạy nghề và giáo dục địa phương.Dạy nghề phổ thông cho toàn bộ học sinh k11, cho học sinh đăng ký thi chứng chỉ nghề phổ thông hàng năm. Thực hiện xây dựng kế hoạch dạy tích hợp và giáo dục địa phương  đảm bảo  không quá tải và có chất lượng. Tiếp tục thực hiện tích hợp một số nội dung môn học và các hoạt động giáo dục; Chú trọng tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giáo dục phòng chống tham nhũng, an toàn giao thông.

1.7. Công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

             Năm học này có rất nhiều nội dung BGH nhà trường đã phối kết hợp tổ vơi công đoàn nhà trường : Hoạt động tương trợ nhà giáo; hoạt động  hiếu , hỷ; hoạt động chăm lo động viên nhà giáo làm tốt công tác tương trợ giúp đỡ các trường khó khăn ở vùng cao; hoạt động chăm lo cải thiện đời sống giáo viên theo hướng vừa tự phục vụ lợi ích của công đoàn viên vừa đóng góp xây dựng mô hình trường Xanh-Sạch-Đẹp..;Hoạt động đóng góp quỹ vì người nghèo, .,v.v . tổng trị giá hàng chục triệu đồng...;  Nhà trường đã phối kết hợp với Công đoàn nhà trường, xây dựng khối đoàn kết trong cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; động viên phát huy hết năng lực, nâng cao tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thực hiện cuộc vận động “ Dân chủ- Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm”., phong trào thi đua “ Dạy tốt học tốt” đạt được nhiều kết quả tốt.

Có thể kể rất nhiều hoạt động đã mang lại những giá trị rất lớn về tinh thần, vật chất cuối cùng là đóng góp cho hiệu quả giáo dục của nhà trường.

            Với Đoàn TNCHCM. Năm học này Đoàn thanh niên nhà trường đã có nhiều đóng góp trong các hoạt động xung kích của Đoàn. Rất nhiều các đóng góp khác của Đoàn bằng ngày công lao động và tiền bạc có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng nhà trường( 15 triệu xây dựng mô hình sinh thái ).

Nhà trường không chỉ trong khuôn khổ các hoạt động dạy và học, dưới sự lãnh đạo của chi bộ đảng, các tổ chức trong nhà trường đã có rất nhiều các hoạt động trong công đồng được nhân dân nvà hệ thống chính tri ghi nhận. Đó là , năm học 2018-2019 , công đoàn, đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ đã huy động ủng hộ được 82 triệu đồng  cho các quỹ : : quỹ cứu trợ nhân đạo, quỹ vì người nghèo, quỹ hội nông dân thành phố,  chương trình " tết ấm" ,  ....nông thôn mới kiểu mẫu…đã quyên góp gần một trăm triệu đồng ủng hộ xây dựng nông thôn mới ( Xã Tả Phời);  ủng hộ quỹ vì người nghèo,giúp đỡ  hội khuyến học trường THCS Y tý-Bát xat; trường THCS Tả Phời,

2. Đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá.

2.1. Đổi mới phương pháp dạy học

          Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề bàn về việc thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

        - Đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc soạn giảng, tổ chức giờ học, tiếp cận kiến thức mới được trú trọng, các hoạt động ”khởi động” trong các giờ học nhằm đem lại không khí vui vẻ, thân thiện, tạo hứng thú và động lực cho các em học sinh trong quá trình học tập bộ môn.

         - Chỉ đạo điểm những giờ dạy học sinh phương pháp học tập, trú trọng hướng dẫn học sinh tự học trên lớp và ở nhà dưới sự hướng dẫn của GV; tổ chức học tập, nghiên cứu, cải tiến cách thức kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo định hướng đổi mới: sử dụng hợp lý hai hình thức kiểm tra: tự luận và trắc nghiệm; thường xuyên dự giờ học hỏi kinh nghiệm các trường THCS trên địa bàn. Chỉ đạo đánh giá xếp loại giờ dạy theo CV 5555/BGD&ĐT của bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định 630/QĐ của Sở Giáo dục và Đào tạo lào cai.

        - Tổ chức các giờ học trực tuyến, liên kết giữa các lớp trong trường và giữa các trường THPT khác trong tỉnh, tăng cường kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thường xuyên kết nối,  giao lưu, học tập giữa học sinh nhà trường với học sinh trường THCS&THPT NT Bát Xát ( đơn vị hỗ trợ ôn thi THPTQG) thông qua các giờ học trực tuyến.

        - Tổ chức cho CBGV nghiên cứu, thực hiện chương trình giáo dục STEM; xây dựng chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên môn, từ đó học sinh có thể áp dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. 

2.2. Đổi mới hình thức dạy học;

Nhà trường đã chú trọng công tác đổi mới hình thức , kỹ thuật dạy học. Cụ thể có thể vận dụng những hình thức mới như dạy học trực tuyến, dạy học kết nối, dạy học thông qua nghiên cứu khoa học, trải nghiệm, tự học …..Tổ chức các giờ học trực tuyến, liên kết giữa các lớp trong trường và giữa các trường THPT khác trong tỉnh, tăng cường kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thường xuyên kết nối,  giao lưu, học tập giữa học sinh nhà trường với học sinh trường THCS&THPT NT Bát Xát ( đơn vị hỗ trợ ôn thi THPTQG) thông qua các giờ học trực tuyến. Tuy nhiên, công tác này còn nhiều hạn chế.

2.3. Đổi mới kiểm tra đánh giá.

    Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

        - Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên, lãnh đạo nhà trường  tổ chức  cho giáo viên học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn; nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá; thống nhất kế hoạch, nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá chuyên môn; quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của giáo viên, đồng thời quán triệt việc tổ chức, thực hiện trong Hội đồng giáo dục nhà trường từ đầu năm học và ở mỗi học kỳ.

Thực hiện nghiêm túc kế hoạch và các hình thức kiểm tra: phối hợp kiểm tra miệng với kiểm tra thực hành, kết hợp kiểm tra tự luận với kiểm tra trắc nghiệm. Đổi mới cách ra đề  theo hướng  người học phải hiểu bài biết vận dụng kiến thức vào trong bài làm. hạn chế lối học vẹt, ghi nhớ máy móc.

        Tổ chức kiểm tra giữa kỳ một năm 2 lần đối với 3 môn Văn, Toán, Anh việc phân chia phòng thi, tổ chức coi thi, ra đề, chấm theo quy chế thi THPT quốc gia nhằm đánh giá chất lượng dạy và học, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách thức tổ chức thi của Bộ GD&ĐT.

2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;

          Công tác tuyển sinh  đầu cấp:  Hàng năm , nhà trường đã chủ động xây dựng Kế hoạch tuyển sinh cho năm học tiếp theo; để triển khai Kế hoạch, Hiệu trưởng đã ban hành Quyết định thành lập Ban tuyển sinh của nhà trường; tổ chức tốt việc coi thi theo Kế hoạch của Sở GD&ĐT; hàng năm đều tuyển sinh vượt chỉ tiêu được giao (kết quả năm học 2018-2019 nhà trường tuyển sinh được 325 học sinh, đạt 102% so với chỉ tiêu Sở giao - kể cả giao bổ xung).

          Công tác tổ chức hoạt động dạy học và chuẩn bị cho kỳ thi  THPT Quốc gia 

          Tổ chức ôn tập cho học sinh  toàn trường ngay từ đầu năm học; kịp thời điều chỉnh nội dung chương trình, cách thức ôn tập cho khối 12, thay đổi hình thức kiểm tra theo phương án thi, và nội dung kiến thức trong chương trình phổ thông theo định hướng của đề thi minh hoạ của Bộ GD&ĐT; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp  năm năm trở lại đây đều đạt trên 95%.

         Kết quả hai lần thi thử  đều đạt chỉ tiêu đề ra đối với các bộ môn; Cụ thể kết quả thi thử theo đề chung của Sở : Môn toán và môn Tiếng Anh có kết quả chung xếp thứ 4 trong toàn tỉnh.

         Xây dựng kế hoạch ôn tập giai đoạn 3 cụ thể đến từng bộ môn, từng buổi học (từ 13.5.2019 đến 21.6.2019). Tổ chức và duy trì hai lớp ôn tập miễn phí cho các học sinh yếu về môn Anh và môn Toán với thời lượng 18 buổi, mỗi buổi đều có hai giáo viên dạy và kèm học sinh ôn tập.

         Công tác tổ chức bồi dưỡng HSG:

          Xây dựng kế hoạch, tổ chức đội tuyển và bồi dưỡng đội tuyển ngay từ tháng 8 hàng năm; ký kết đăng ký chỉ tiêu kế hoạch số giải của từng đội tuyển.

         Tổ chức khảo sát lựa chọn đội tuyển tham dự kỳ thi HSG cấp tỉnh đủ ở cả 9 bộ môn và số lượng học sinh tham gia năm sau nhiều hơn năm trước, số giải đạt cấp tỉnh hàng năm đều tăng (năm 2017: 27 giải; năm 2018: 33 giải; năm 2019: 39 giải, trong đó có 10 giải nhì, 9 giải ba và 20 giải khuyến khích) trong đó có nhiều môn đạt giải cao, có tính ổn định như môn Văn và môn Địa.

Hoạt động nghiên cứu khoa học :

       Từ năm học 2018-2019, hoạt động tổ chức hướng dẫn học sinh NCKH là một trong các nhiệm vụ của các thầy cô giáo, vì vậy hoạt động này được sự tham gia của 100% các thầy cô giáo trong HĐGD nhà trường, sau khi tổ chức chấm sơ khảo chọn các sản phẩm tham dự kỳ thi cấp tỉnh ( hàng năm đều có từ 6 đến 8 sản phẩm tham dự cấp tỉnh);  Kết quả hàng năm đều có từ 3 sản phẩm đạt giải cấp tỉnh. 

Chất lượng hai mặt giáo dục:

        + Học lực:

       Giỏi: 75 học sinh (8.95%) ; Khá: 519 học sinh( 61.93%) ; TB: 236 học sinh (28.16%); Yếu: 8 học sinh (0.95%) ; Kém: không.

       + Hạnh Kiểm:

        Tốt: 708 học sinh (84.49%) ; Khá:129 học sinh (15.39 %) ; TB: 1 học sinh (0.12%); Yếu: Không.

+ Tỉ lệ chuyên cần: Đạt 99.52 % (Cả năm có 883 lượt học sinh nghỉ học).

+ Duy trì sỹ số: đầu năm: 844 học sinh; cuối năm 838 học sinh đạt tỷ lệ 99.3%.

Đánh giá : Vượt tất cả các chỉ số kế hoạch đầu năm.

3. Nâng cao năng lực lãnh đạo, cán bộ quản lý.

3.1. Đổi mới phong cách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý theo hướng tăng cường phân cấp quản lý; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường; trách nhiệm giải trình của đơn vị, cá nhân và chức năng giám sát của xã hội, kiểm tra của các cấp quản lý.

Giải pháp.  Thực hiện nguyên tắc : Tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự quản cho tập thể cá nhân trong đơn vị. Nguyên tắc: tự chủ là tự mình có quyền và có thể kiểm soát được những công việc mình làm trên cơ sở thực hiện thực hiện các quy định hiện hành. Tự chịu trách nhiệm trên nguyên tắc : Đảm bảo chất lượng như đã cam kết,  quản lý sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, kinh phí của nhà nước và nhân dân đóng góp. Là trách nhiệm đảm bảo mọi hoạt động của nhà trường đúng pháp luật của nhà nước chủ trương đường lối của đảng. Là trách nhiệm xây dựng nhà trường , nâng cao uy tín nhà trường; và vì quyền lợi của tập thể đội ngũ.Tự chủ, tự chịu trách nhiệm thông qua công tác tổ chức bộ máy và phân công nhiệm vụ , nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ.Thực hiện phân công đúng người đúng việc, dân chủ, khách quan, công bằng phát huy sở trường, hạn chế sở đoản của từng cá nhân trong tập thể; mỗi các nhân đơn vị có được cơ hội lớn nhất để phấn đấu và đóng góp. Phát huy quyền tự chủ của mình gắn với trách nhiệm người đứng đầu trên cơ sở nhiệm vụ được phân công của trường và của ngành. Cụ thể:

3.2. Thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý.

+ Lấy quản lý dân chủ, công khai làm nền tảng cho công tác quản lý nhà trường. Tập trung các vấn đề lớn như sau : Thực hiện đúng pháp luật, luật viên chức, luật lao động, luật giáo dục....; lãnh đạo gương mẫu, dám nghĩ dám làm không hình thức, hay kinh nghiệm chủ nghĩa; công khai các lĩnh vực theo quy định một cách thực chất.

+ Quản lý hiệu quả : Thực rõ là làm rõ mối liên hệ giữa kế hoạch, giải pháp và sản phẩm ., tức là đo lường được kết quả, đánh giá được thực chất của vấn đề. VD: KH phổ biến pháp luật thì không phải vấn đề phổ biến cái gì mà phổ biến như thế nào, hiệu quả ra sao đo lường bằng cách nào.

+ Quản lý sự thay đổi: Định hướng sự thay đổi cho những năm sau, đặc biệt chương trình GDPT mới phải làm gì ? trả lời , căn bản thay đổi về phương pháp giáo dục, xây dựng KHGD theo hướng tự chủ;

+ Quản lý tầm nhìn, giá trị, sứ mệnh. Công tác quản lý phải thể hiện được tầm nhìn, đánh giá được hiệu quả và hướng tới sứ mệnh. VD: QL lao động hướng tới giá trị là giáo dục kĩ năng, thái độ, và xây dựng cảnh quan; VD- Công tác phổ biến, GD pháp luật hướng tới thi THPT, chấp hành PL, xây dựng kỷ cương, van hóa….;vvv

3.3. Xây dựng và hòan thiện các quy định về quản lý và cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dân chủ.

a. Cải cách hành chính :

- Rà soát, thống kê, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục. Đánh giá thực trạng thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước và thực hiện các thủ tục hành chính phù hợp với quy định của pháp luật.

- Cập nhật, công bố đầy đủ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Giáo dục và Đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân viên của đơn vị.

- Đảm bảo thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện TTHC của các bộ phận liên quan đến công tác CCHC.

- Thực hiện đúng quy trình, thời gian giải quyết TTHC .

- Rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức  khắc phục tình trạng chồng chéo , tổ văn phòng, bộ phận NGLL, Ban GH.

- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trong CCHC, giám sát thực hiện CCHC.,

Lề nối làm việc.

- Ban giám hiệu trực tất cả các ngày trong tuần, theo giờ hành chính. Nếu có hoạt động Chủ nhật hoặc ngoài giờ hành chính , thì Hiệu trưởng phân công bổ sung.

- Dạy đúng môn, đủ số tiết theo định mức và đúng chuyên môn; ngoài ra còn tham gia bồi dưỡng các đội tuyển.

- Hàng tuần họp giao ban sau tiết 1 ngày thứ hai, đầu tháng giao ban mở rộng có thêm Chủ tịch công đoàn và kế toán;

- Nội dung giao ban  có biên bản hàng tuần, các P.HT báo cáo kết quả công tác và lên KH tuần, mọi thành viên tham gia đóng góp ý kiến. Đây là hoạt động kiểm điểm công tác rất cần thiết..

- Dự giờ 1 tiết / tuần , bao gồm dự chính khóa, dạy thêm, dạu BD học sinh giỏi. Có thể dự theo phương pháp NCBH, có thể dự  không dự đủ 45 p một giáo viên. Tất cả các giờ dự dù hình thức nào cũng được nhận xét, đánh giá, thảo luận với người dạy hoặc cả tổ-nhóm.

 Ban hành quy định, quy chế, nội quy.

- Xây dựng và hoàn thiện Quy chế dân chủ theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ban hành ngày 9/1/2015, bổ sung theo TT 36 của Bộ giáo dục.

- Xây dựng Quy chế làm việc của Hội đồng trường, cơ quan.

- Xây dựng Quy chế chuyên môn; Quy chế ứng xử văn hóa;

- Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế sử dụng tài sản;

- Xây dựng Quy chế nâng lương trước thời hạn;

- Xây dựng quy chế phối hợp với các tổ chức đoàn thể; Quy chế phối hợp với cha mẹ học sinh;

- Các nội quy,  quy định về lề lối làm việc , tác phong ứng xử văn hóa;  Đặc biệt Chuân mực đạo đức của cán bộ, giáo viên, nhân viên.      

b.Thực hiện Quy chế  dân chủ, ban hành Quy chế dân chủ : Chi bộ lãnh đạo theo nguyên tắc TTDC, nhà trường kế hoạch chiến lược- Hội đồng trương; KH năm học- HT xây dựng và phân công trên cơ sở ý kiến của Hội đồng trường, các hội đồng khác và cá nhân. Tự đánh giá : Thực hiện dân chủ tốt.

 

4. Phát triển đội ngũ

            4.1. Công tác bồi dưỡng giáo viên

 - Bồi dưỡng chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức Quốc phòng-An ninh

Thực hiện đầy đủ lớp học bồi dưỡng do Sở GD&ĐT phối hợp với các ban nghành tổ chức. Triển khai và xây dựng chương trình hành động ứng với Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng; triển khai và thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị các cấp lãnh đạo. Tổ chức được nhiều buổi hoạt động tập thể với nội dung sát thực, tính tuyên truyền,  giáo dục cao.

Bồi dưỡng kiến thức AN&QP: Cử 01 đồng chí phó Hiệu trưởng đi học lớp Bồi dưỡng AN&QP đối tượng 3 trong tháng 4/2019, 39 giáo viên tham gia lớp đối tượng 4 trong tháng 5,6/2019.

-Bồi dưỡng thường xuyên:

Thực hiện Bồi dưỡng hè 2018 theo đúng Kế hoạch của Sở GD&ĐT. Đối với cán bộ, giáo viên không tham gia học hè đã tự bồi dưỡng và làm bài kiểm tra theo đúng chỉ đạo. Kết quả bồi dưỡng hè: 54 cán bộ, giáo viên tham gia ,100% đạt khá trở lên, trong đó có 12  giáo viên đạt loại giỏi ( chiếm 23%)

 Công tác BDTX được triển khai từ tháng 8/2018 theo đúng Kế hoạch; mỗi cán bộ, giáo viên bồi dưỡng với thời lượng 60 tiết ứng với 4 modul. Nhà trường đã tổ chức chấm điểm 4 modul/1giáo viên.

Kết quả chung BDTX: 53 cán bộ giáo viên tham gia bồi dưỡng, trong đó xếp loại như sau: 07 giỏi,  46 khá. (Có bảng tổng hợp đính kèm)

- Bồi dưỡng qua mạng thông tin trực tuyến

- Bám sát chỉ đạo các cấp, các môn học bồi dưỡng và nộp sản phẩm theo đúng kế hoạch trên không gian của Bộ, của Sở, sinh hoạt chuyên môn trên trường học kết nối theo Cụm. Đến thời điểm hiện tại chưa có kết quả đánh giá của Sở

- Thực hiện được 02 buổi dạy trực tuyến kết nối với trường nội trú Bát Xát trong đó trường THPT số 2 TP Lào Cai đóng vai trò chủ trì.

- Sinh hoạt chuyên môn, đổi mới PP dạy học

- Các tổ chuyên môn trong nhà trường SHCM  định kì 2 lần/ tháng, tổ chức SHCM theo NCBH 3 lần/kì/môn theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT.

Tổ chức SHCM theo Cụm: Trong năm học 2018- 2019, nhà trường đã chủ động xây dựng Kế hoạch SHCM với các trường THPT số 4 thành phố Lào Cai. Thực hiện 02 lần sinh hoạt với 10 tiết dạy theo NCBH, phối hợp đưa sản phẩm lên trường học kết nối cấp cụm.

 Việc soạn giảng theo hướng đổi mới PP và hình thức tổ chức dạy học được giáo viên quan tâm, đầu tư. Kết quả: trong năm học, nhà trường kiểm tra 02 lần hồ sơ  của tổ chuyên môn và hồ sơ cá nhân. Kết quả: Tổ CM: tổng số 7 hồ sơ: trong đó xếp loại A: 2,  xếp loại B: 5. Hồ sơ giáo viên tổng 54 hồ sơ, xếp loại A : 52, loại B: 2.

UDCNTT trong giảng dạy: Các phòng học bộ Số tiết UDCNTT vào bài dạy tăng so với năm  học 2017-2018. Các tiết tạo chất lượng, hiệu ứng tốt các giờ học.

   - Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường

Công tác thi GVDG các cấp là trọng tâm trong việc đánh giá đổi mới PPDH và tổ chức dạy học của giáo viên. Năm học 2018-2019, 54 cán bộ, giáo viên tham gia thi GVDG cấp trường vòng 1, trong đó có 46 giáo viên tham gia Hội giảng vòng 2.

Đánh giá chung: Hội thi đã được tổ chức đúng kế hoạch, giáo viên tham gia tích cực. Nhiều giờ dạy có sự đầu tư tốt, chất lượng cao, điển hình có 1 số giáo viên 2 giờ Hội giảng đều đạt giỏi: Thầy giáo Nguyễn Mạnh Hà môn sử, cô Bùi Khánh Nguyệt môn văn, Hoàng Thị Đàm môn sinh, Đỗ Thị Hiền B môn hóa... Phần thi năng lực giáo viên kết quả tốt.

 Tổng hợp kết quả:

Thời gian

Số GV tham gia

                            Giờ dạy

Số GV đạt

Tổng số

Giỏi

Khá

TB

Vòng 1: học kì 1

54

108

66

40

2

46

Vòng 2: học kì 2

46

56

31

25

0

42

            4.2. Công tác đào tạo:

- Trên chuẩn : có thêm 02 đ/c đi học thạc sỹ ( 01- Tiếng anh; 01-Vật lý) nâng số giáo viên trên chuẩn lên 13 người - bằng 21%.

- Văn bằng 2 tiếng anh: 02

- Đạo tạo y sỹ đa khoa : 01

- Những hạn chế và định hướng cho năm học sau

            +Hạn chế:Công tác BD qua dự giờ thăm lớp còn chưa được thực hiện thường xuyên, thường tập trung vào các đợt Hội giảng, trong đó có một số giáo viên dự giờ không đảm bảo yêu cầu: có giáo viên sổ dự giờ xếp loại C. Việc ƯDCNTT trong soạn bài giảng E leraning còn chưa được giáo viên chú trọng đầu tư, đã tổ chức tập huấn song số lượng tham gia chưa tích cực. Chất lượng bài soạn dự thi còn thấp

            + Định hướng cho năm học 2019-2020

            - Bám sát chỉ đạo của Sở GD&ĐT trong công tác BDGV với định hướng phù hợp với đội ngũ trong đơn vị, tránh hình thức.

          -  Tập trung vào công tác thi giáo viên giỏi cấp trường, chuẩn bị tốt về nhân sự tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2019-2020.

            - Tăng cường ƯDCNTT vào dạy học: thông qua dạy học kết nối, thông qua cuộc thi soạn bài giảng E learning.

            - Đẩy mạnh giáo dục STEM vào dạy học và NCKH

           - Gắn với đổi mới SHCM theo NCBH với tiếp cận với mô hình trường mới. Đảm bảo 3 lần/kì/môn học.Làm tốt hơn công tác xây dựng chủ đề dạy học theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đảm bảo mục tiêu: mỗi môn học xây dựng được tốt thiểu 02 chủ đề/1 học kỳ/ khối lớp.

            - Tích cực nghiên cứu và định hướng tiếp cận với chương trình GDPT mới thông qua các đợt tập huấn, các lớp bồi dưỡng của Bộ, Sở GD và bồi dưỡng tại trường.

            4.3.Sắp xếp sử dụng đội ngũ: (Báo cảo tổng kết công tác TCCB).

- Thực hiện quản lý theo gio hành chính đối với BGH, nhân viên; quản lý theo giờ dạy đối với giáo viên;

- Thực hiện “kỷ cương, nền nếp” trường học phát huy vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng:

- Phân công nhiệm vụ, cụ thể, thực hiện dân chủ tập trung, đánh giá phù hợp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và tập thể.

- Biện pháp chấn chỉnh kỷ cương, nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp; phòng ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm của CB, GV, NV.Cơ sở là :

+ Đã bổ sung xây dựng hoàn thiện cho phù hợp hệ thống quy chế, quy tắc, nội quy trong cơ quan, cụ thể :

 - Xây dựng và hoàn thiện Quy chế dân chủ theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ban hành ngày 9/1/2015.

- Xây dựng Quy chế làm việc của Hội đồng trường, cơ quan, chi bộ.

- Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế sử dụng tài sản;

- Xây dựng Quy chế nâng lương trước thời hạn;

- Xây dựng quy chế phối hợp với các tổ chức đoàn thể;

- Các nội quy,  quy định về lề lối làm việc , tác phong ứng xử văn hóa; tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo. Đặc biệt Tiêu chuân đạo đức của cán bộ, giáo viên, nhân viên.           - Công khai các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, đánh giá chuẩn và xếp loại cán bộ, giáo viên nhân viên và đánh giá học sinh.

- Các quy định về xếp loại chuyên  môn, xếp loại viên chức;

- Kết quả :

* Hiệu trưởng sử dụng cán bộ, nhân , viên theo đúng quy định của pháp luật , cụ thể : Luật viên chức, luật giáo dục, luật lao động và các quy định hiện hành của giáo dục.

* Không có khiếu kiện thắc mắc về vấn đề này.

5. Ứng dụng Công nghệ thông tin

5.1. Trực trạng ứng dụng CNTT .

            - Cơ sở vật chất, thiết bị ứng dụng CNTT trong nhà trường đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy và quản lý: Có 02 phòng máy tính dành cho học sinh, 7 bộ máy tính dành cho tổ chuyên môn, 4 bộ máy tính dành cho cán bộ quản lý, 5 máy tính di động, 26 máy chiếu, 4 bảng tương tác,…

- Cán bộ quản lý, giáo viên có kỹ năng ứng dụng CNTT.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo, giảng dạy góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiếm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- 100% học sinh được học chính khóa môn Tin học.

Tồn tại:

            - Phòng Tin học số lượng máy tính còn ít

            - Triển khai các phần mềm quản lý chưa đồng bộ: Cùng một nội dung quản lý nhưng triển khai trên nhiều phần mềm khác nhau (Quản lý học sinh vừa trên VNEDU vừa trên CSDL ngành).

            Các phần mềm đang sử dụng: Pmis,Vnedu, CSDL ngành, Vemis,Misa, Vnschool, các phần mềm mã nguồn mở phổ biến: Unikey, Open Office, Mozilla Firefox, Mozilla ThunderBird, HĐH Ubuntu,..., các phần mềm hỗ trợ dạy học (phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng, ...)

            5.2. Kế hoạch thực nhiện nhiệm vụ CNTT từ nay đến năm 2025

            a. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CNTT từ nay đến trước 2021

            - Rà soát, bổ sung dữ liệu trong CSDL ngành Giáo dục.

            - Duy trì sự hoạt động Trang thông tin điện tử của nhà trường.

            - Sử dụng phòng họp trực tuyến: họp, tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến.

            - Hồ sơ, thủ tục hành chính, công văn đi đến được thực hiện trực tuyến.

            - Giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng về ứng dụng CNTT và an toàn thông tin, có đủ khả năng ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy.

            - Xây dựng lớp học thông minh, hệ thống học tập trực tuyến, tổ chức nhiều tiết học kết nối với các mô hình trường học điểm trong nước và quốc tế.

            b. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CNTT từ 2021 đến 2025

            - Ứng dụng CNTT tốt trong quản lý và điều hành: Sử dụng tốt phòng họp trực tuyến, duy trì và phát triển website có tổ chức tuyên truyền các hoạt động giáo dục, đồng bộ các phần mềm quản lý.

            - Toàn bộ văn bản được quản lý và xử lý trên môi trường mạng.

            - Giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng về ứng dụng CNTT và an toàn thông tin, có đủ khả năng ứng dụng CNTT tốt trong quản lý và giảng dạy, đảm bảo an toàn an ninh thông tin.

            - Tổ chức tốt và thường xuyên các tiết dạy học kết nối với các trường học khác.

6.Quản lý tài chính, cơ sở vật chất , thực hiện chế độ chính sách.

- Tăng cường CSVC: Nhà trường rất tích cực khai thác sử dụng cơ sở vật chất đã được đầu tư như lớp học, phòng chức năng, trang thiết bị dạy học và quản lý,….Tích cực huy động các nguồn lực cho đầu tư sửa chữa chống xuống cấp nhất là hệ thông nên nhà, khong cửa, sơn trát tường, sân chơi bãi tập và hệ thống điện trong các nhà lớp học và chức năng;

+Đảm bảo đủ số lượng phòng học, phòng chức năng, phòng máy tính được nối mạng;phòng thực hành,kho hóa chất đều có đủ các trang thiết bịc. Phòng trình chiếu với đầy đủ máy tính, máy chiếu, bảng và bàn ghế học sinh và giáo viên; lắp đặt thêm 09 máy chiếu tại các lớp học.Các thiết bị phục vụ cho dạy giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng  đảm bảo đủ cho giáo viên và học sinh hoạt động.Việc mượn và sử dụng đồ dụng dạy học được tiến hành thường xuyên, nhiều thầy cô giáo đã rất tích cực trong việc sử dụng thiết bị.

+Phòng tổ bộ môn, phòng làm việc của đoàn TNCSHCM, phòng hành chính, kế toán, thư viện và các phòng làm việc của ban giám hiệu, đảm bảo kết nối mạng đầy đủ.Công tác kiểm tra việc sử dụng, bảo quản CSVC thường xuyên, từ đó có kế hoạch sửa chữa, mua sắm bổ sung thiết bị, hóa chất và tiếp nhận bàn ghế, thiết bị từ Sở GD&ĐT  kịp thời trong năm học;

- Khó khăn : Hệ thống khung cửa tiếp tục xuống cấp rất nahnh, trong khả năng nhà trường không giải quyết nổi.

7. Xây dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn.Kết quả:

            Một là. Bám sát 4 tiêu chí, 19 chỉ số trong quá trình thực hiện xây dựng mô hình

            Hai là. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường về ý nghĩa của mô hình thông qua các buổi hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức, tiếp tục phát động các Cuộc thi: “Viết về trường em”; thi tìm hiểu về biến đổi khí hậu, định hướng tốt cho Câu lạc bộ  Vì môi trường hoach động hiệu quả, có sức lan tỏa mạnh .

            Ba là. Tổ chức tốt các hoạt động lao động vệ sinh, chăm sóc hệ thống cây, hoa trong  nhà trường với tinh thần và trách nhiệm cao nhất. Thực hiện khẩu hiệu: “Hành động nhỏ, thay đổi lớn”.

            Bốn là. Tổ chức tốt công tác xây dựng Kế hoạch, thực hiện ĐMPP và hình thức tổ chức dạy học gắn với thực hiện mô hình. Đặc biệt, làm tốt công tác biên soạn tài liệu dạy học; tài liệu về kĩ thuật trồng, chăm sóc các công trình là điểm nhấn của mô hình (Hoa hồng ngoại, hoa lan Delro, lan Hạc vĩ, cá Koj Nhật Bản...)

            Năm là. Làm tốt công tác Dân vận khéo, tạo nguồn kinh phí để xây dựng các công trình trong hệ thống cảnh quan nhà trường theo đúng Kế hoạch.

 8. Công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học và phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông khu cổng trường.

- Các văn bản đã triển khai

Thông tư 23/2012 Quy định về trường học an toàn, an ninh, trật tự;

Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 – 2030.

 Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 09/5/2016 của UBND Tỉnh Lào Cai về tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp và đảm bảo an ninh trật tự trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh;

Quyết định 1505/SGD&ĐT ngày 21/9/2017 của Sở giáo dục và Đào tạo Lào Cai về ban hành văn hóa công sở tại các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

Công  văn số 1944/ SGD&ĐT ngày 10/10/2017 về việc triển khai công tác xây dựng kỷ cương, nền nếp, quản lý nội trú, bán trú, đảm bảo an toàn, an ninh trong trường học.

Công văn số 692/SGD&ĐT –CNTT, ngày 09/5/2018 của Sở GD&ĐT Lào Cai về việc triển khai, thực hiện chỉ đạo của UBND Tỉnh về đảm bảo an ninh, an toàn trường học              -Kết quả :

 +Đã xây dựng và triển khai các kế hoạch; công tác an ninh, an toàn trong nhà trường đảm bảo, không có hiện tượng học sinh đánh nhau trong nhà trường, không để sảy ra vụ tai nạn hay mất an toàn nào trong nhà trường. Giáo viên và học sinh chấp hành tốt luật an toàn giao thông. Không để xảy ra cháy nổ, thiên tai, lũ lụt trong nhà trường. Thường xuyên kiểm tra rà soát cơ sở vật chất, các công trình đang sử dụng, tổ chức lao động, sửa chữa những hư hỏng nhỏ để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

 +Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, không có cán bộ, giáo viên vi phạm pháp luật và tham gia vào các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan.

+ Không xảy ra tai nạn giao thông khu vực cổng trường;

+ Đã mua bảo hiểm phòng chống cháy nổ, xây dựng kế hoạch và duyệt công tác phòng chống cháy nổ.

9. Thực hiện đánh giá xếp loại giáo viên, CBQL và công tác thi đua khen thưởng.

9.1. Xếp loại theo chuẩn: Tổng số 50 GV : Tốt   19 ( Chiếm 38%); Khá 30 ( Chiếm 62%)

            9.2. Xếp loại chuyên môn:53 được đánh giá, xếp lọai:  Giỏi 22 - bằng 42%, loại khá 30- bằng 56%, TB-1 bằng 2%.

9.3. Xếp loại viên chức:

- Giáo viên: HTXSNV- 16(30%); HTTNV- 35(66%); HTNV-2(4%); KHTNV-0

- Giáo viên: HTXSNV- 0(0%); HTTNV- 4(66%); HTNV-2(34%); KHTNV-0

- Quản lý ( đề nghị) : : HTXSNV- 02; HTTNV- 02; HTNV-0; KHTNV-0

- Số viên chức không được đánh giá: Không

- Nhân viên: - Tổng số  nhân viên được đánh giá : 06; trong đó xếp loại : HTXSNV 0 - bằng  00%;  HTTNV là 4- bằng 66 %; HTNV là 1- bằng 33%; KHTNV là không- bằng 0%.

9.4. Đề nghị hình thức thi đua:

a) Tập thể : -Đơn vị : Đề nghị HTXSNV, tập thể lao động xuất sắc.

b) Cá nhân:   Lao động tiên tiến : 31người

                        Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở : 04

                        Bằng khen của Chủ tịch tỉnh : 01

10. Đánh giá chung.

Hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ công tác chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao :

Tuyển sinh :                                                              Hoàn thành tốt

Chuyên cần :                                                             Hoàn thành  tốt (03 bỏ học)

Chất lượng hai mặt giáo dục:                                  HS yếu, dưới 1%; kém-0%.

Công tác xây dựng cảnh quan:                               HT xuất sắc

Công tác đảm bảo an ninh trật tự trường học       HT xuất sắc

Công tác giáo dục về an toàn giao thông              Hoàn thành chưa cao

Chất lượng thi HSG:                                     HT xuất sắc(39 giải)

Chuyển biến nổi bật:                                               Chất lượng GD mũi nhọn, xây dựng cảnh quan.

Thực hiện phát triển giáo dục:                               Hoàn thành tốt

Thực hiện giáo dục hướng nghiệp và lao động:   Hoàn thành tốt

Thực hiện giáo dục NGLL:                                     Hoàn thành tốt

Thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng:               Hoàn thành tốt

Thực hiện kế hoạch sắp xếp đội ngũ:                   Hoàn thành tốt

Thực hiện cải cách hành chính và  dân chủ:        Hoàn thành tốt

Thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ:                    Hoàn thành tốt

Thực hiện kế hoạch tài chính, quản lý CSVC:     Hoàn thành tốt

Thực hiện chế độ báo cáo:                                      Hoàn thành tốt.

 

Phần 3. Tồn tại và giải pháp  khắc phục  trong năm học tới

1.Tồn tại:

1.1. Công tác xây dựng kế hoạch, một số giải pháp quản lý chưa thật xuất sắc, mặc dù nhiều nội dung đã đươc đánh giá có đầu tư trí tuệ tập thể, đổi mới mạnh mẽ;

1.2. Phương pháp giáo dục chưa chuyển biến mạnh mẽ; Hình thức giáo dục chưa phong phú và chưa đánh giá được hiệu quả của từng hình thức dạy học;

1.3. Giải pháp tăng cường hội nhập còn chưa cụ thể , chưa chuyển biến đáng kể;

1.4. Môi trường học tiếng anh chưa có;

1.5. Công tác đào tạo bồi dưỡng chưa kịp với yêu cầu ( Tiếng anh của GV tiếng anh, tiếng anh của cán bộ giáo viên);

1.6. Cơ sở vật chất chuẩn bị cho CTGDPTM chưa tốt;

2. Hướng khắc phục chuẩn bị cho năm học tới.

1. Đổi mới hiệu quả công tác quản lý : Xây dựng kế hoạch; kiểm soat mục tiêu ,hiệu quả;

2. Đổi phới phương pháp hình thúc dạy học,

3. Xây dựng môi trường học tập: An toàn, thân thiện, tích cực, sáng tạo, hội nhập.

4. Nâng cao chất lượng hai mặt GD đặc biệt là giáo dục ngoại ngữ;

5. Tham mưu tăng cường CSVC, chuẩn bị tốt thực hiện CTGDPTM.

 

3. Kiến nghị : Không

                                                                                                               Hiệu trưởng:

                                                                                                                             (Đã kí)

Nơi nhận:  - VP-SGD&ĐT/BC

                  - Phòng TtHPT/BC                                                                                        

                - Lưu HS nhà trường.    

                                                                                                         Trịnh Công Bằng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỞ GD&ĐT LÀO CAI

TRƯỜNG THPT SỐ 2 TP LÀO CAI

TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

NĂM HỌC 2018-2019

 (Đính kèm báo cáo tổng kết năm học số  30/BC-THPTLC2 ngày 25/5/2019)

KẾT QUẢ NỔI BẬT

HẠN CHẾ

GHI CHÚ

1.Kết quả hai mặt giáo dục:

- Không có học sinh bị kỷ luật trong năm;

- Không có học sinh học lực kém; học sinh học lực yếu dưới 1%

- HS giỏi cấp tỉnh  tăng cả chất lượng và số lượng (39 giải ; chất lượng giải cao hơn năm trước)

2.Kết quả xây dựng mô hình :

- Xây dựng cảnh quan chuyển biến nổi bật

- Biên soạn tài liệu dạy tích hợp và dạy nghề PT, nội dung trông phong lan và Hoa hồng.

3.Công tác quản lý:

+ Thực hiện tốt ,gương mẫu  chấp hành sự phân công của tổ chức; Tích cực sáng tạo trong công tác; tích cực đổi mới tác phong , lề nối làm việc;

+ Thực hiện vai trò nòng cột trong chuyên môn, dạy đủ đúng môn, tích cực tham gia bồi dưỡng HSG;

+ Thực hiện quản lý hiệu quả, quản lý giá trị có tác dụng phát huy khả năng của từng cán bộ QL.

   Thực hiện tốt Quy chế  dân chủ theo Nghị định Số: 04/2015/NĐ-CP 04 của TTg Chính phủ và Quyết định Số: 04/2000/QĐ-BGDĐT của BGD; nêu rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên     

   Kết quả : Kỷ cương nề nếp được tăng cường, tránh độc đoán chuyên quyền, phát huy sức mạnh cá nhân, tập thể.

4.Công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả tôt:

- Cử nhân giáo dục QP : 01- đủ (22t/tuần)

- Thạc sỹ : 20% ( HTT)

- Bồi dưỡng cán bộ và diện quy hoạch: Tốt

- BD thăng hạng : tốt

5.Công tác an ninh trật tự trường học tốt :

- Không xảy ra mất trộm tài sản

- Không có HS đánh nhau trong nhà trường;

- Không xảy ra tai nạn GT cổng trường;

- Không xảy ra hỏa hoạn;

- Phòng chống cháy nổ tốt (K. tra của C.an p. cháy)

- Không có GV, HS vi phạm pháp luật.

1.Môi trường học ngoại ngữ chưa tốt, phong trào học ngoại ngữ chưa có;

2.Hình thức dạy học chưa phong phú

Chưa thể hiện tốt công tác  kiểm soát  xây dựng kế hoạch giáo dục

Chua thực hiện cụ thể rõ ràng việc dạy học tiếp cận giáo dục STEM

Một bộ phận nhỏ HS còn vi phạm ATGT

 

 

 

                                                                                                             HIỆU TRƯỞNG

                (Đã kí)

 

 

            TRỊNH CÔNG BẰNG

 

 

 

 

 

 

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image